Cẩm Nang Học Thanh Nhạc

Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dở

Nếu bạn nghĩ mình có giọng hát không hay, đừng lo lắng, bởi vẫn còn hy vọng. Thực tế, bạn có thể hát tốt hơn bạn nghĩ! Bạn nên tin tưởng vào bản thân mình và đừng chỉ chú ý đến những điểm yếu của giọng hát. Thay vào đó, hãy nghĩ về những điểm sáng trong giọng hát của bạn. Với những phương pháp tập hát và một vài thủ thuật dưới đây, bạn có thể cải thiện giọng hát, nâng cao khả năng thẩm âm, và xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Phương pháp 1 Phát triển các kỹ năng cơ bản

1 Duy trì tư thế đúng.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởĐể hát đúng cách, hãy đảm bảo bạn có tư thế chuẩn. Bạn nên đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Cơ thể bạn không nên nghiêng sang bên này hay bên kia. Hãy chắc chắn rằng đầu của bạn không ngả về phía trước hoặc phía sau.
  • Để biết giữ đúng tư thế là thế nào, bạn thử hát khi đang nằm ngửa, hoặc dựa vào tường sao cho vai và phần sau đầu tiếp xúc với tường.
2 Học cách thở bằng cơ hoành.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởLấy hơi đúng là một trong những điều quan trọng nhất khi ca hát. Khi lấy hơi, bạn phải dùng cơ hoành thay vì ngực để hít không khí vào. Điều này có nghĩa là khi hít vào, phần bụng của bạn sẽ mở rộng thay cho lồng ngực. Khi hát, cơ hoành sẽ ép xuống với thang âm cao và nới lỏng khi bạn hạ thấp thang âm. Sử dụng cơ hoành để lấy hơi là yếu tố then chốt để hát hay.
  • Để luyện tập, bạn hãy đặt một tay lên bụng và hít vào bằng mũi. Bụng của bạn sẽ mở rộng và phình ra khi bạn hít vào. Đừng để lồng ngực của bạn di chuyển lên xuống. Khi thở ra, bạn hãy đẩy hơi và co bóp các cơ bụng. Hành động này tương tự như động tác gập bụng. Lặp lại đến khi bạn cảm thấy nhuần nhuyễn khi hát.
  • Ngoài ra bạn có thể luyện tập bằng cách nằm trên sàn và đặt một cuốn sách lên bụng. Đảm bảo cuốn sách được nâng lên khi bạn hít vào và hạ xuống khi bạn thở ra.
3 Mở các nguyên âm.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởMột cách nhanh chóng để cải thiện khả năng ca hát của bạn là mở các nguyên âm. Đây được gọi là kỹ thuật mở vòm họng. Để đạt được kỹ thuật này, hãy tiến hành nói các từ “a” hoặc “ư”. Kéo dài miệng nhưng đừng mở rộng. Bạn phải tách lưỡi ra khỏi vòm mềm và giữ chúng không chạm vào răng khi hát. Đầu lưỡi nên chạm vào hàm dưới. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Hãy thử nói các nguyên âm a-e-i-o-u. Bạn không nên khép hàm lại. Nếu bạn không thể giữ hàm dưới thì hãy sử dụng những ngón tay để kéo xuống. Tiếp tục lặp lại các nguyên âm cho đến khi bạn có thể nói chúng với cơ miệng mở.
  • Luyện hát bằng các nguyên âm. Bạn hãy giữ cho hàm được mở trong khi hát tương tự như khi nói. Sau đó hát một đoạn nhạc và mở hàm khi bạn hát từng nguyên âm.
  • Bạn có thể phải mất nhiều thời gian để tập luyện thành thạo, tuy nhiên giọng hát của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
  • Bằng cách này bạn có thể bắt đầu phát triển giọng hát của mình.
4 Giữ cằm của bạn song song với sàn nhà.
Khi bạn đang lên những nốt cao và cố gắng để lấy thêm sức, bạn không nên nâng hoặc hạ cằm. Đầu của bạn thường có xu hướng hướng lên khi hát những nốt cao, điều này có thể gây ra vấn đề về thanh âm. Việc giữ cằm song song với sàn khi hát sẽ giúp cho giọng của bạn được tiếp thêm nội lực cũng như dễ dàng kiểm soát hơn
5 Mở rộng quãng âm.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởĐầu tiên, bạn phải xác định được quãng âm của mình. Sau đó, bạn có thể tiến hành tăng độ rộng của quãng âm. Để làm điều này, bạn cần có phương pháp phù hợp. Trước khi cố gắng mở rộng quãng âm, giọng hát của bạn cần có các nguyên âm câm và âm vang phù hợp.
  • Để mở rộng quãng âm, hãy luyện tập nửa cung hoặc nguyên cung trong cùng một thời điểm. Bạn nên thực hành với các quãng ngắn đến khi cảm thấy thoải mái khi hát đúng nốt mới trước khi cố gắng đẩy giọng lên cao hơn hoặc thấp hơn.
  • Luyện tập theo bài hướng dẫn của một huấn luyện viên thanh nhạc là cách an toàn nhất, và hiệu quả nhất để nâng cao quãng âm của bạn.
6 Chuyển giọng giữa các âm khu khác nhau.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởGiọng hát của bạn được tạo nên từ 3 âm khu khác nhau. Dịch chuyển giữa các âm khu này có thể thay đổi âm vang trong giọng hát. Học cách kiểm soát những thay đổi này sẽ giúp cải thiện giọng hát của bạn.
  • Giọng hát nam có hai âm khu: âm khu ngực và âm khu giọng giả. Các nốt của âm khu giọng giả thường khá cao, trong khi đó, các nốt ở âm khu ngực thường thấp hơn.
  • Giọng nữ có ba âm khu khác nhau: âm khu ngực, âm khu đầu và âm khu giữa. Tương ứng với mỗi âm khu này là các quãng chuyển giọng.
  • Giọng đầu có âm vực giọng cao hơn. Khi bạn hát những nốt cao, âm thanh sẽ rung lên ở phần đầu. Bạn có thể đặt tay lên đỉnh đầu khi hát những nốt cao để cảm nhận được sự rung động. Giọng ngực có âm vực giọng thấp hơn. Khi bạn hát những nốt thấp, chúng sẽ rung ở lồng ngực. Giọng pha – là giọng trung gian giữa giọng ngực và giọng đầu. Âm vực giọng của bạn sẽ chuyển dần từ ngực sang đầu để hát đúng nốt.
  • Khi chuyển từ các nốt cao sang các nốt thấp, bạn cần chuyển từ giọng đầu sang giọng ngực. Khi cất tiếng hát, bạn sẽ cảm giác âm thanh dịch chuyển lên phần đầu hoặc xuống lồng ngực. Bạn không nên hát các nốt với cùng một quãng khi lên hoặc xuống giọng. Điều này sẽ làm hạn chế chất lượng giọng hát của bạn.
7 Uống nước.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởNước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng có thể dễ dàng mở và đóng. Các loại thức uống không đường, không chứa caffein, không chứa cồn cũng có tác dụng tương tự. Cố gắng uống ít nhất 2 cốc (470 ml) nước mỗi ngày.
  • Nước ấm tốt nhất cho cổ họng. Bạn nên dùng những thức uống ấm như nước ấm hoặc trà ấm pha với mật ong. Cố gắng tránh những thức uống lạnh, như kem hoặc đồ uống lạnh có ga, vì chúng có thể khiến cơ của bạn bị căng.

Phương pháp 2 Luyện tập giọng hát

1 Luyện giọng mỗi ngày.
Cách để Hát hay hơn nếu bạn nghĩ mình hát dởNếu bạn muốn hát tốt hơn, bạn phải luyện giọng. Điều này đòi hỏi tính kiên trì. Luyện thanh vài lần một tuần hoặc một tháng sẽ không mang lại khác biệt đáng kể. Bạn nên luyện giọng hằng ngày. Luyện giọng và mở mang các khối cơ sẽ giúp bạn cải thiện giọng ca của mình.
  • Hãy nhớ khởi động trước khi luyện thanh.
  • Bạn có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ quá trình tập luyện của bạn chẳng hạn như ứng dụng Vanido.
2 Luyện tập độ ngân.
Hãy tạo âm “hửm?” hoặc “hừm” như thể bạn đang không tin vào ai đó. Cường độ cao thấp của hai tiếng này đều nên được thay đổi. Khi tập ngân trên các thang âm, bạn cần cảm nhận được âm vang dịch chuyển xung quanh mũi, mắt, và đầu, hoặc xuống lồng ngực.
  • Ngân các nốt đô-mi-son trên thang âm tăng dần rồi quay lại mi-đô. Trong lúc bạn đang ngân, hãy tiếp tục luyện tập cường độ cao thấp một cách chính xác.
3 Luyện tập độ rung.
Để rung môi, bạn hãy thổi không khí qua đôi môi, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp lạnh. Nếu môi bạn ở trạng thái căng khi bạn thở ra, chúng sẽ không rung. Vì vậy, bạn nên cố gắng thư giãn đôi môi của mình, và nếu điều này không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi khi tập luyện.
  • Hãy thử tập rung lưỡi. Với phương pháp này, cơ hàm của bạn sẽ được thư giãn và bạn có thể duy trì sự thư giãn cho cơ hàm trong khi hát.
4 Giữ thanh quản ổn định.
Thay vì dịch chuyển thanh quản lên khi cố hát những nốt cao, bạn cần giữ cho thanh quản ổn định. Điều này giúp bạn kiểm soát giọng hát tốt hơn và tránh căng thẳng. Để giữ thanh quản ổn định, hãy lặp đi lặp lại từ “mum”. Luyện tập cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi nói từ này.
  • Nhẹ nhàng đặt ngón cái của bạn dưới cằm. Sau đó nuốt nước bọt. Bạn sẽ cảm thấy cơ hàm và cơ họng của bạn kết nối với nhau. Khi hát, bạn cần giữ cho các cơ này thư giãn. Bạn hãy khép miệng lại và tạo ra âm “mmm” trong khi hát. Cơ họng của bạn vẫn được thư giãn.
  • Bạn có thể kết thúc việc giữ âm thanh ở phần trên của khuôn mặt với nét mặt hài hước. Việc biến hóa khuôn mặt và âm thanh nếu bạn cần phải làm là điều hết sức bình thường. Điều quan trọng là bạn cần luyện tập sự thư giãn cho cơ hàm của mình khi đi qua các thang âm.

Phương pháp 3 : Xây dựng sự tự tin

1 Xây dựng sự tự tin khi bạn ở một mình.
Luyện tập tại nhà là cách giúp bạn phá vỡ trạng thái lo âu. Bạn thậm chí cần phải tập luyện nhiều hơn so với mọi ngày. Chẳng hạn, bạn có thể hát to hơn và mạnh dạn hơn, thử những động tác khác nhau hay biểu diễn xuất thần. Hãy tự tin vào bản thân mình trước khi cố gắng có được sự tự tin trước đám đông.
  • Tìm một không gian mang lại cảm giác thoải mái cho bạn khi tập luyện. Bạn có thể hát to và tạo nét mặt hay âm thanh vui nhộn mà không hề cảm thấy ngượng nghịu.
  • Khi luyện tập qua gương hoặc trên video, bạn nên học cách thể hiện cảm xúc và niềm đam mê của mình trên sân khấu. Thoạt đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái về tính chân thực và dễ bị kích động khi đứng trên sân khấu, tuy nhiên các ca sĩ chuyên nghiệp luôn tự tin hát một cách chân thực và đầy truyền cảm.
2 Bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.
Một trong những cách tạo dựng sự tự tin cho bạn là tiếp tục bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Điều này có thể bao gồm nhiều thứ. Bạn có thể thử hát trước một khán giả. Đồng thời bạn cũng có thể học cách mở rộng lĩnh vực âm nhạc của mình, hoặc thậm chí hát sang một thể loại khác. Việc cải thiện giọng hát, thử sức với những điều mới mẻ và học hỏi mọi thứ sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn.
3 Hát trước bạn bè và gia đình.
Sau khi tập luyện cũng như học được các kỹ năng ca hát mới, bạn cần bắt đầu hát trước mọi người. Đầu tiên, bạn hãy hát trước những người bạn thân thiết và các thành viên trong gia đình của mình. Bắt đầu với một người, sau đó tập hợp dần dần mọi người lại với nhau. Điều này có thể giúp bạn làm quen với việc hát trước đám đông.
  • Hãy nhờ họ nhận xét khi bạn hát. Với cách này, bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn nếu như bạn mắc lỗi.
4 Biểu diễn trong khu phố của bạn.
Một cách khác để xây dựng sự tự tin là hát trong khu phố nơi bạn sinh sống. Việc này không quá khó hay căng thẳng như trong buổi hòa nhạc hay một sự kiện trang trọng. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội tham gia tại các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện nhi.
  • Hãy thử giọng ở nhà hát địa phương hoặc đăng ký các lớp diễn xuất. Cách này có thể giúp bạn thêm tự tin khi đứng trên sân khấu trước đám đông mà không cần hát. Sau đó, bạn có thể áp dụng điều trên để ca hát.
5 Hát karaoke.
Mặc dù không phải là một buổi hòa nhạc trang trọng, hát karaoke với bạn bè trong môi trường này có thể giúp bạn thêm tự tin. Kỹ thuật thanh nhạc của bạn sẽ không mấy được cải thiện, tuy nhiên nỗi lo sợ khi đứng hát trước đám đông sẽ phần nào được thuyên giảm.
6 Hát một bài hát quen thuộc.
Bạn nên hát một bài hát quen thuộc nếu đây là lần đầu tiên hoặc lần thứ hai bạn đứng trên sân khấu. Điều này giúp bạn tự tin ngay từ đầu. Bạn hãy chọn một bài nhạc phù hợp với lĩnh vực âm nhạc nhằm tôn lên chất giọng của mình. Thay vì cố làm bài hát khác lạ, bạn nên hát theo bản gốc. Mục đích chính là tạo cho bạn cảm giác thoải mái trên sân khấu khi hát trước đám đông.
  • Khi bạn xây dựng sự tự tin, bạn có thể tự tạo bài hát cho mình, phù hợp với phong cách của riêng bạn và sẵn sàng thay đổi nó.
7 Cử động cơ thể để che giấu sự lo lắng.
Nếu bạn đang mất bình tĩnh, hãy di chuyển xung quanh để bớt lo lắng. Để lấy lại tự tin và gạt bỏ tâm lý lo sợ, bạn có thể đánh hông hoặc bước vài bước nhỏ.
  • Hãy thử nhìn vào một điểm phía trên khán giả nếu bạn thực sự lo lắng. Bạn không nên nhìn vào khán giả. Hãy tìm một vị trí trên tường để tập trung khi bạn phớt lờ khán giả.

Lời khuyên

  • Nếu giọng của bạn có dấu hiệu tổn thương, hãy dừng hát trong vòng một giờ, uống một ít nước cho ấm và thử lại giọng.
  • Ghi âm lại giọng hát của mình và bạn sẽ thấy sự tiến triển
  • Nếu bạn không hát được đúng nốt, hãy cố hát nốt thấp và nâng dần thanh âm lên. Bạn có thể dùng ứng dụng Sing-True nếu cần hỗ trợ.
  • Tham gia vào đội hợp xướng, dàn đồng ca ở trường, hoặc các nhóm nhạc sẽ giúp bạn tiếp cận với các ca sỹ và học hỏi nhiều điều.
  • Cố gắng hát theo một bài nhạc bạn yêu thích và duy trì tập luyện cho đến khi thành thạo.
  • Nếu bạn cảm thấy bị hụt hơi, hãy luyện tập với cơ hoành và phổi. Cách này sẽ giúp các bộ phận trên thêm khỏe mạnh, tạo sức bền cho giọng hát của bạn mà không cần phải lấy hơi.
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn đang hát một mình và hát như thể không có ai bên cạnh.
  • Cố gắng điều chỉnh cường độ âm thanh khi bị lạc tông. Thỉnh thoảng bạn có thể hát một bài hát với cường độ âm thanh hoàn toàn sai lệch và bạn thậm chí sẽ không nhận ra đến khi bạn thử một tông khác.
  • Nếu bạn muốn có được một quãng âm rộng, hãy hát các xướng âm thang âm (đô, rê, mi, pha, son, la, si, và đố), bắt đầu ở cường độ âm thấp và nâng dần lên cường độ âm cao hơn. Hoặc bạn có thể bắt đầu ở cường độ âm cao và hạ dần xuống (luyện tập các xướng âm thang âm theo chiều ngược lại cũng là một ý tưởng hay). Bạn nên nhớ uống nước trước khi luyện tập, đồng thời hít thở đúng cách, và có tư thế hát chuẩn!
  • Luyện hát những nốt thấp và nốt cao cho đến khi bạn hát đúng nốt.
  • Tập luyện với đàn piano để làm chủ thời gian và các nốt nhạc. Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng hết khả năng để cường độ âm thanh hòa nhịp với giai điệu của đàn piano. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự tiến bộ trong giọng hát của mình.

Cảnh báo

  • Tránh uống nước quá nóng bởi chúng sẽ gây tổn thương đến dây thanh âm.
  • Không nên cố hét to thường xuyên.

Xem thêm :

  •  
  •  

Nhấp vào đây để đăng ký học thử Thanh Nhạc miễn phí tại Music City.

______________________________________

TRUNG TÂM ÂM NHẠC MUSIC CITY

Fanpage: https://www.facebook.com/musiccity.edu.vn/

Website kinh doanh: http://musiccity.vn/

Website giáo dục: https://musiccity.edu.vn/

Email: tuyensinh@musiccity.edu.vn

Hotline: 0865.888.685

Music City – Nơi Thỏa Mãn Đam Mê !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *