Mỗi ca sĩ đều muốn mở rộng âm vực của bản thân và chiến tích ấn tượng nhất chính là chinh phục nốt cao. Tuy vậy, không ai sinh ra đã có thể hát nốt cao chuẩn ngay từ đầu! Cũng như nhiều cơ bắp khác, dây thanh đới cần bài tập tăng cường sức mạnh. Hãy bắt đầu từ việc học cách thư giãn cơ. Sau đó, khởi động giọng và thực hành bài tập chuyên biệt nhằm mở rộng âm vực.
Phần 1 Thư giãn cơ bắp
1 Lấy hơi chầm chậm, thoải mái để giải tỏa căng thẳng.

- Thả lỏng vai, cổ và ngực rồi tiếp tục hít vào thở ra. Điều này giúp giảm sức căng tại các vùng đó.
2 Xoa bóp mặt và quai hàm để giải tỏa căng thẳng cơ bắp.

3 Xoay cổ và bả vai để thả lỏng cơ.

- Gắng thả lỏng cánh tay lúc tập. Tránh nắm tay lại theo quán tính hay gồng căng cơ tay khi cố lên nốt cao
Phần 2 Khởi động giọng
1 Sử dụng máy tạo ẩm cá nhân trước và sau khi hát.
Máy này có tác dụng bổ sung hơi ấm và độ ẩm cho dây thanh đới. Dùng máy trước và sau mỗi buổi tập hay tiết mục biểu diễn giúp dây thanh đới luôn ở trong trạng thái tốt.
2 Uống cốc nước ấm để thư giãn cơ thanh quản.

Không uống nước đá, cà phê hay sữa trước khi khởi động giọng. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới giọng hát.
3 Rung môi để khởi động.

- Khi đã làm được, hãy thử âm “br”. Sau đó tiếp tục với âm “br” nhưng kết hợp dịch chuyển âm giai lên và xuống.
- Rung môi giúp kiểm soát hơi thở tốt hơn, đồng thời giảm bớt áp lực tác động vào dây thanh đới.
4 Giãn dây thanh đới theo kiểu “người cá”.

- Sau đó, bắt đầu dịch chuyển âm giai lên xuống theo âm “wu”
5 Chạy âm giai hai quãng tám để khởi động trước khi hát nốt cao.

- Khi đã cảm thấy tương đối thoải mái, bạn hãy chuyển sang âm “u” và lặp lại phương pháp trên.
- Trong suốt quá trình khởi động, đừng ép bản thân hát cao quá mức. Theo thời gian, điều này thực sự có thể khiến âm vực hẹp lại.
- Dùng ứng dụng Singscope để khởi động giọng.
Phần 3 Phát triển âm vực
1 Lấy hơi bằng bụng để giọng hát khỏe hơn.

- Khi hít vào, bụng nên phình ra trước rồi mới đến ngực.
- Nếu gặp khó khăn, thử đặt bàn tay lên bụng khi lấy hơi. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc lấy hơi bằng bụng.
- Lên nốt cao đòi hỏi ca sĩ kiểm soát hơi thở thật nhuần nhuyễn, vì thế hãy phối hợp với cơ hoành khi hát và tập điều tiết làn hơi nhằm hỗ trợ dây thanh đới.
2 Bắt đầu từ nốt có cao độ trung bình và hát cao dần.

- Nếu tập như vậy thường xuyên, bạn sẽ thấy việc hát nốt cao trở nên ngày càng dễ dàng.
- Tuy vậy, đừng bỏ qua quãng trầm. Tập hát nốt thấp giúp dây thanh đới khỏe hơn, từ đó tạo tiền đề để lên nốt cao tốt hơn.
3 Thử nghiệm nguyên âm.

- Ví dụ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi lên cao với âm “i” dài (trong từ “meet”) nhưng lại dễ dàng hát âm “i” ngắn. Có thể biến đổi âm “i” dài trong từ “meet” bằng cách hát là “mitt” và điều chỉnh khéo léo sao cho âm “i” ngắn nghe giống âm “i” dài khi hát cao.
4 Đặt phụ âm ở trước nguyên âm.

- Cũng hiệu quả nếu phía trước nguyên âm là phụ âm “m” và “n”.
- Dây thanh sẽ đóng khi toàn bộ dây thanh đới chạm vào nhau để tạo ra âm thanh. Nếu dây thanh không ở trong trạng thái “đóng” hoàn toàn thì khó duy trì luồng hơi ổn định.
5 Hát cao từ “yawn” để mở khẩu hình.

6 Giữ cho tiếng hát mượt mà và rõ ràng.

- Nghĩ về câu hát có chứa nốt cao, sau đó sử dụng kỹ thuật điều khiển hơi thở bằng cơ hoành liên tục ngay từ đầu. Điều này tạo sự liền mạch giữa nốt cao với nốt trước đó.
- Đẩy hơi ra quá mạnh khi hát nốt cao có thể khiến cổ họng căng và gây ảnh hưởng tới giọng.
7 Thư giãn sau khi tập để tránh chấn thương.

- Để ý đến cảm giác lúc âm thanh thoát ra ngoài theo đường miệng. Sẽ rung và hơi nhột một chút!
8 Cho dây thanh đới nghỉ khoảng 30 phút sau mỗi lần tập.
Để giọng nghỉ ngơi cho lại sức sau khi tập hát nốt cao là việc quan trọng. Việc dành 30 phút giữ yên lặng tuyệt đối–không hát hò, trò chuyện hay ngân nga–sau mỗi buổi tập hát giúp dây thanh đới có thời gian thư giãn.
Lời khuyên
- Luyện giọng cùng giáo viên thanh nhạc nhằm phát triển âm vực và chinh phục nốt cao.
- Đừng nản chí nếu chưa thành công ngay lập tức! Sẽ cần thời gian, vì thế hãy tiếp tục cố gắng.
- Tránh bắt giọng làm việc quá sức. Sự quá tải có thể làm giọng tổn thương vĩnh viễn.
- Tập luyện hàng ngày. Bạn sẽ không tiến bộ nếu như bỏ bê tập hát; trên thực tế, giọng có khi còn trở nên tệ hơn.
- Chọn ca khúc đơn giản, phù hợp với quãng giọng để bắt đầu. Điều này giúp dây thanh đới sẵn sàng cho nhiều bài hát có cao độ khó hơn về sau này
Cảnh báo
- Nếu thấy đau họng, bạn nên ngừng hát và nghỉ ngơi. Dấu hiệu này cho thấy rằng bạn đang ép giọng hoạt động quá mức.
- Không hát khi đang viêm họng. Âm vực có khả năng sẽ thu hẹp lại hơn là mở rộng ra.
- Khởi động giọng để đạt kết quả tốt nhất và ngăn ngừa chấn thương.
Nhấp vào đây để đăng ký học thử Thanh Nhạc miễn phí tại Music City.
______________________________________
TRUNG TÂM ÂM NHẠC MUSIC CITY
Fanpage: https://www.facebook.com/musiccity.edu.vn/
Website kinh doanh: http://musiccity.vn/
Website giáo dục: https://musiccity.edu.vn/
Email: tuyensinh@musiccity.edu.vn
Hotline: 0865.888.685
Music City – Nơi Thỏa Mãn Đam Mê !!!